Bạn muốn công ty của mình hội tụ được những nhân tài đúng lĩnh vực và đáp ứng tốt được các yêu cầu mà công ty đang cần? Hãy giao công việc tuyển dụng những nhân tài này cho người làm trong lĩnh vực headhunter.
Đối với người đi tuyển dụng và những người ứng tuyển, từ headhunter hẳn không còn là điều gì quá xa lạ. Mọi người dường như quá quen thuộc với công việc chính của những người làm nghề này. Vậy chính xác headhunter là gì? Những công việc mà một headhunter phải thực hiện là thế nào?
I. Headhunter là gì?
1. Khái niệm
Định nghĩa headhunter là gì? Headhunter thực chất là nhân sự thuộc các công ty headhunt, chuyên làm nhiệm vụ là tìm kiếm những ứng viên tài năng đáp ứng được bản brief hay bản mô tả ứng viên được cung cấp bởi các công ty khách hàng (client), từ người phát triển kinh doanh (Business Developer) hoặc các Account.
Headhunter được phân loại và quản lý theo hai hình thức là chức năng và theo team (theo nhóm). Các công ty headhunter phân chia headhunter thành hai mô hình này nhằm mục đích tăng tính năng hiệu quả khi làm việc, dễ quản lý và vận hành thuận lợi.
Headhunter theo chức năng
Với mỗi chức năng sẽ ứng với một ngành nghề tuyển dụng mà công ty headhunter đang phục vụ. Điều này giúp các headhunter tập trung hoàn toàn vào điểm mạnh của mình cũng như không bị bối rối khi phải tìm kiếm trong cùng một khoảng thời gian quá nhiều các ứng viên ở các ngành nghề khác nhau.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn sự nghiệp thăng tiến và đi xa trong vai trò việc làm headhunter thì bạn buộc phải trải qua nhiều chức năng khác nhau và có thể đảm nhiệm công việc của tất cả các ngành nghề.
Như có thể thấy theo mô hình hệ thống quản lý theo chức năng như trên, chỉ khi một headhunter có thể đảm nhiệm tất cả chức năng (others) thì mới có thể được thăng tiến lên vị trí cao nhất.
Điều thú vị là với mô hình này ở chỗ là các bạn mới bắt đầu vào nghề hầu hết đều xuất phát điểm từ những chức năng tổng hợp, sau một khoảng thời gian khi đã tích lũy đủ kỹ năng thì sẽ tự lựa chọn một chức năng mà bản thân thích và thấy phù hợp nhất. Và sau khi đã thành thạo chức năng đó của mình thì để thăng tiến hơn trong sự nghiệp, họ lại quay trở lại với những chức năng tổng hợp ban đầu.
Mô hình headhunter theo team
Ngoài chức năng, một số công ty headhunter sử dụng hệ thống phân chia theo team tự quản lý và có một trưởng nhóm báo cáo trực tiếp với Manager/ Director.
Khác với mô hình công ty headhunter theo chức năng, những headhunter theo team sẽ tìm kiếm ứng viên theo lĩnh vực mà họ được giao nhiệm vụ (bán hàng - sale, marketing, accountant,…). Đối với mô hình team này thì khi business developer mạng các yêu cầu về, các headhunter sẽ phân chia nhau việc và tìm kiếm ứng viên theo bất cứ yêu cầu (brief) nào của bên khách hàng.
Với mô hình phân chia theo nhóm thì việc thăng tiến có vẻ sẽ khó khăn hơn. Vì ngoài việc thể hiện tốt tốt ở vị trí headhunter, những người này còn phải hiểu rõ quy trình và phương pháp làm việc, phân bổ công việc của các nhân viên khác như phát triển kinh doanh, Account, Finance, Legal để có thể phối hợp cùng thực hiện việc làm team leader. Nhưng bù lại những người có thể làm Team Leader thường sẽ có đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng cũng như khả năng lãnh đạo rất tốt.
2. Công việc của headhunter là gì?
Các headhunter chuyên nghiệp luôn thực hiện công việc của mình tuân thủ theo quy trình tuyển dụng và làm việc sau:
Thiết lập, triển khai và nâng cấp và hiệu chỉnh các chiến dịch tiếp thị điện tử online marketing để quảng bá cho thương hiệu của chính doanh nghiệp cung cấp dịch vụ headhunting. Từ đó, kéo về cho đơn vị tuyển dụng headhunter thêm “đơn đặt hàng” từ các khách hàng là nhà tuyển dụng và số lượng lớn các ứng viên có nhu cầu tìm việc.
Tổng hợp tất cả các yêu cầu tuyển dụng của các khách hàng doanh nghiệp, từ đó đư ra quy trình tuyển dụng theo từng tiêu chí: vị trí nhân sự cần tuyển, bản mô tả công việc cho từng vị trí đó, số lượng ứng viên cần thiết cho từng vị trí và khu vực, thời gian hẹn gặp phỏng vấn, thời hạn đăng tin tuyển dụng; và đưa ra chi phí sử dụng cho hoạt động tuyển dụng.
Gửi thư hoặc email mời ứng tuyển cho các ứng viên đang có nhu cầu tìm việc và cập nhật thông tin lên hệ thống data các ứng viên tiềm năng cho các doanh nghiệp khi cần.
Trong quy trình tuyển dụng, thực hiện sàng lọc hồ sơ của các ứng viên gửi đến để lựa chọn nhân sự cấp cao đáp ứng yêu cầu và hẹn lịch phỏng vấn với các ứng viên để thực hiện chọn lọc cho vòng tiếp theo.
Xác nhận lịch hẹn phỏng vấn với những ứng viên.
Thực hiện phỏng vấn ứng viên và báo cáo kết quả thực hiện phỏng vấn và các ứng viên trúng tuyển cho khách hàng sử dụng dịch vụ headhunter. Sau đó, nhà tuyển dụng sẽ hẹn lịch phỏng vấn trực tiếp với các ứng viên được cung cấp theo đúng quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp.
Sau khi thực hiện xong quy trình tuyển dụng, chuyển ứng viên cho khách hàng sử dụng dịch vụ tuyển dụng headhunter thì công ty headhunter thực hiện lấy ý kiến khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng doanh nghiệp và ứng viên dự tuyển để cải thiện thêm chất lượng dịch vụ headhunting.
Có thể thấy được rằng nghề làm headhunter mang đầy thử thách với những quy trình tuyển dụng đa dạng nhưng đáp lại thì mức lương thu về ở mức khá cao. Lương cứng của một headhunter trong công ty chuyên về dịch vụ headhunting uy tín sẽ được tính theo số năm kinh nghiệm làm việc.
Với những headhunter với kinh nghiệm dưới 1 năm, mức lương thường dao động từ 7 – 10 triệu đồng/tháng. Khi headhunter tích lũy được từ 1 – 3 năm kinh nghiệm thì con số này là 10 – 17 triệu đồng/ tháng. Khi có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên, lương cứng của một người headhunter có thể từ $1.000/tháng trở lên tùy theo năng lực. Ngoài phần lương được nhận cố định như này, các chuyên gia headhunter được hưởng tiền hoa hồng trên doanh số bằng 10 – 20% tổng chi phí toàn bộ mà khách hàng phải trả cho công ty dịch vụ headhunting. Thường mức chi phí này có thể bằng khoảng 2 – 5 tháng lương nhân sự nhân được.
II. Phân biệt headhunter và HR
Thuật ngữ HR - Human Resource hay Recruiter hay được sử dụng trong bộ phận tuyển dụng nhân sự cho chính các doanh nghiệp của mình. Mối quan hệ của headhunter và HR là mối quan hệ giữa agency và client. Có thể hiểu đơn giản thì headhunter chính là đơn vị thứ 3 được thuê để đi tìm nhân sự cho doanh nghiệp, trong khi đó, HR lại làm công việc là trực tiếp tuyển dụng nhân viên cho chính doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng mà hai bên muốn đạt được chính là tìm được người phù hợp với yêu cầu.
Tiêu chí để phân biệt việc làm HR manager và headhunter là gì?
Headhunter
Làm việc cho các agency
Phân chia hoạt động theo nhóm hoặc chức năng
Làm việc theo yêu cầu của khách hàng
Đưa ứng cử viên đáp ứng yêu cầu về cho bên khách hàng thuê dịch vụ
Lấy về tiền hoa hồng là chủ yếu
Có hệ thống dữ liệu lớn
HR hay Recruiter
Làm việc tại các công ty (thường là client)
Chia theo ngành nghề hoạt động
Tuyển dụng theo nhu cầu của công ty
Thỏa thuận và đưa ra mức lương cho nhân sự
Lương là nguồn thu chủ yếu
Chỉ có dữ liệu của công ty
Làm việc theo phòng ban
III. Vì sao Headhunter lại “hot” và trở thành công việc đáng mơ ước
Thị trường tuyển dụng headhunter hiện nay trở nên “hot” hơn bao giờ hết và trở thành công việc đáng mơ ước của nhiều người bởi sự năng động cùng với mức lương nhận được đáng tự hào. Đa phần các doanh nghiệp thường sử dụng dịch vụ tuyển dụng headhunter của bên trung gian hay có thể tạm gọi là “môi giới tuyển dụng” khi có nhu cầu tìm kiếm nhân sự cho những vị trí cấp cao mà không muốn thông cáo rộng rãi hoặc khi không có nguồn tuyển phù hợp.
Bên cạnh đó, những người có trình độ chuyên môn cao thì họ thường không có xu hướng công khai hồ sơ tìm việc của bản thân lên các trang mạng, website tìm việc mà thường có xu hướng nộp về các công ty tuyển dụng headhunter. Họ cũng không có định hướng sẽ rải CV đại trà vào các công ty vì lo ngại không đáp ứng được cầu của chính bản thân. Họ chỉ muốn vào làm việc khi đã có đủ thông tin về doanh nghiệp và chắc chắn chỗ làm trong tương lai có thể đáp ứng được với những yêu cầu ban đầu của họ. Mặc dù doanh nghiệp nào cũng có bộ phận nhân sự, tuy nhiên sự giới hạn về mối quan hệ với các ứng viên cấp cao, sự khác biệt trong đánh giá trình độ sẽ khiến doanh nghiệp khó có thể tự tìm kiếm được người tài giỏi phù hợp. Khi đó, nhà tuyển dụng hay công sẽ cần phải tìm đến công ty tuyển dụng headhunter.
IV. Bí quyết để trở thành headhunter thành công
1. Headhunter – Nghề của người chuyên làm tư vấn
Trước hết, headhunter được nhận định là những chuyên viên tư vấn, chính vì vậy, họ là những người đáp ứng được ít nhất 3 kỹ năng thiện xạ sau: khả năng giao tiếp đối thoại tốt, hai là kiến thức chuyên môn về kinh tế ngành vững vàng và cuối cùng là am hiểu về con đường sự nghiệp mong muốn của mỗi ứng viên.
Những headhunter thành công là những người có khả năng giao tiếp trôi chảy, thể hiện suy nghĩ, ý kiến của mình thuyết phục đến người nghe. Có như vậy, họ mới có thể tư vấn và khiến cho các ứng viên kia tin tưởng vào giá trị hữu ích của những lời nói tư vấn đó. Thế nhưng, để những lời khuyên của headhunter là thật sự có ích, các chuyên viên tuyển dụng headhunter cần trang bị kỹ kiến thức về kinh tế ngành cũng như mô hình hoạt động doanh nghiệp, kết hợp với đó là hiểu biết về con đường sự nghiệp phát triển mà mỗi ứng viên hướng đến để có thể đưa ra những thông tin chuẩn về doanh nghiệp khách hàng và tình hình tuyển dụng chung trên thị trường lao động của vị trí đó. Lấy nền tảng đó đưa ra lời khuyên phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của mỗi người.
Làm việc tại các công ty headhunter cần nền tảng kiến thức vô cùng phong phú, nó đòi hỏi ở người làm headhunter phải liên tục cập nhật các thông tin và xu hướng kinh tế như thông tin về các làn sóng đầu tư hiện tại và dự đoán tương lai, định vị một lĩnh vực kinh tế ngành, xu hướng phát triển của các khu vực kinh tế,... Nếu không trau dồi và tích lũy kiến thức, các headhunter sẽ không thể đưa ra những lời khuyên hữu ích và sát thực tế cho các ứng viên hoặc đưa ra lời khuyên về mức cung nhân lực trên thị trường đối với nhà tuyển dụng.
2. Headhunter – Nghề của các chuyên gia xử lý dữ liệu
Để trở thành một headhunter thành công thì đó phải là những chuyên gia trong lĩnh vực xử lý cơ sở dữ liệu . Trên thị trường tuyển dụng, thời gian là một yếu tố mang tính sống còn khi si đến trước thì người đó có ưu thế, cuộc đua cung ứng nguồn nhân tài có thể về thứ hai nếu bạn chậm hơn các đơn vị tuyển dụng headhunter khác, có khi tính bằng giây.
Vì vậy, một headhunter giỏi là một người có thể nhanh nhạy trong phân tích, xử lý dữ liệu tốt trong một khoảng thời gian giới hạn thường là ngắn nhất. Trong cuộc đua về thời gian, một headhunter có kinh nghiệm giỏi chỉ mất khoảng từ 1 phút để xử lý 2 CV, điều này tương đương với thời gian là một ngày làm việc, headhunter phải xử lý được ít nhất vài trăm CV. Đó là một con số lớn so với những ai từng làm trong nội bộ công ty. Họ nhìn nhận và bỏ qua ngay những CV không đạt yêu cầu, kém chất lượng. Headhunter có khả năng quét tuyệt vời để phân tích những chiếc CV nào là phù hợp nhất. Vì vậy một headhunter chuyên nghiệp phải là một chuyên gia trong nhìn nhận, phân tích và xử lý dữ liệu ứng viên
3. Headhunter – Khi công nghệ nói lên cách quyết định cuộc chơi
Có thể nói, headhunting chính là một cuộc chơi công nghệ giữa các công ty lớn. Chính vì yêu cầu cần sự phù hợp cao trong một khoảng thời gian ngắn mà các công nghệ được đưa vào để nâng cao độ chính xác cũng như rút ngắn thời gian cần thiết trong cuộc đua tìm nhân tài. Một headhunter giàu kinh nghiệm luôn biết sử dụng loại công nghệ phù hợp để kết nối ứng viên và nhà tuyển dụng theo hệ thống data dữ liệu của riêng mình. Họ sử dụng thuật toán cũng như trí tuệ nhân tạo AI để định hướng nghề nghiệp cho ứng viên, tự động hóa phân tích dữ liệu ứng viên phù hợp cho khách hàng doanh nghiệp.
Vào những năm 2002, tại thị trường Việt Nam, khi VietNamworks là bước đi tiên phong trong tuyển dụng trẻ Internet so với cách truyền thống là báo giấy, thì đến nay công nghệ mạng xã hội như phần mềm Linkedin.com, Talenbold.com đã giúp kết nối nhanh chóng và dễ dàng giữa ứng viên và nhà tuyển dụng. Việc các hãng công nghệ này tích hợp thuật toán tìm kiếm việc phù hợp thông qua trí tuệ nhân tạo, Chatbot,…. đã giúp cho các đơn vị doanh nghiệp và người ứng tuyển được kết nối hiệu quả hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, đây cũng là nền tảng mạng xã hội hay công nghệ không thể thiếu để hỗ trợ người làm headhunter tìm kiếm nhân sự thành công.
Headhunter – Nghề xử lý những khủng hoảng và stress
Cuối cùng, headhunter thành công là người có thể xử lý gọn gàng công việc dưới áp lực cao. Đó là người có thể xử lý khủng hoảng xảy ra tại phút 99 khi ứng viên đột ngột từ chối thư mời. Là những chiến binh luôn sang chấn với những trường hợp bỏ bom trong cuộc chiến kiên trì với khách hàng để lựa chọn được nhân sự phù hợp, hay là những người thậm chí rắc rối đang bủa vây mà vẫn có thể bình tĩnh giải quyết khi vấp phải “khách hàng thiếu chữ tín” khiến bao cố gắng, nỗ lực, công sức của họ bị trở thành con số 0 tròn trĩnh.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐÀO TẠO VÀ CUNG ỨNG NHÂN LỰC VIỆT NAM (VHR)
Trong thị trường lao động hiện nay, đối với các Công ty, việc tuyển dụng ứng viên đầu vào có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu công việc và văn hóa Công ty là một vấn đề quan trọng, tiền đề để cho sự phát triển lâu dài.
Hiện nay, VHR hoạt động trên các lĩnh vực như:
- Cung cấp nguồn lao động chất lượng cao tại Việt Nam
- Cung ứng nhân lực MASS: Sale, Telesale, CSKH…… và các bộ phận back office
- Dịch vụ Headhunter cấp cao
- Dịch vụ Headhuter IT
Với giá trị cốt lõi: Niềm tin – Trách nhiệm – Đoàn kết – Vượt trội – Hiệu quả, VHR tin tưởng mang đến dịch vụ tốt nhất trong thời gian ngắn, mang lại hiệu quả, sự tin cậy tuyệt đối của Khách hàng khi lựa chọn VHR là đối tác.
CÔNG TY TNHH HARVEY NASH VIỆT NAM
Cụ thể, công ty cung cấp các dịch vụ trong các lĩnh vực:
– Hoạt động tuyển dụng chuyên nghiệp.
– Dịch vụ thuê ngoài CNTT
– Dịch vụ nghiệp vụ doanh nghiệp…
CÔNG TY FIRST ALLIANCES
Hiện nay, First Alliances hoạt động trên các lĩnh vực như:
– Tìm kiếm nguồn nhân lực.
– Cung cấp nguồn lao động chất lượng cao đi làm việc tại nước ngoài.
– Cung ứng nhân viên trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn.
CÔNG TY LE & ASSOCIATES (L&A)
Cụ thể, công ty chuyên cung cấp các dịch vụ:
– Tư vấn chiến lược doanh nghiệp.
– Tư vấn vốn nhân lực.
– Tuyển dụng quản trị viên.
– Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng.
CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN ĐÔNG DU
Hiện nay, công ty hoạt động cung cấp các dịch vụ như:
– Kế toán, tư vấn thuế, và hỗ trợ kiểm toán.
– Tổ chức các khóa đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và cá nhân.
– Hỗ trợ việc tuyển dụng cũng như tư vấn về nguồn nhân lực, đặc biệt trong đó có các chương trình đào tạo hoàn toàn bằng ngoại ngữ (Anh, Nhật..)
Mong rằng với danh sách các công ty tuyển dụng chất lượng tại Việt Nam ở trên sẽ là địa chỉ tin cậy và giúp đỡ được bạn nhiều trong việc tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân mình. Bài viết của chúng tôi liên tục được cập nhật nhằm mang lại nội dung chất lượng tới khách hàng.
No comments:
Post a Comment