Saturday, May 15, 2021

9 Bước Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Từ A – Z

 

Trong quá trình xây dựng và phát triển, các doanh nghiệp ắt hẳn phải nắm vững tình hình hoạt động hiện tại, xác định thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh để vạch ra cho mình đường lối phát triển trong tương lai.

Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp cần phải lập cho mình một bản kế hoạch kinh doanh thật chi tiết và cụ thể. Bạn cứ thử hình dung hoạt đông tương lai của doanh nghiệp như một con đường không ánh sáng, thì bản kế hoạch kinh doanh chính là chiếc đèn pin rọi sáng, giúp bạn bước những bước đi vững chắc về sau.

Dù biết được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn mơ hồ, chưa hình dung cách thức tạo lập một bản kế hoạch hoàn chỉnh. 

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về quá trình chuẩn bị và thực hiện một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, chúng ta cùng khám phá đôi nét về khái niệm bản kế hoạch kinh doanh, cùng tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp.

1. Bản kế hoạch kinh doanh là gì?

Bản kế hoạch kinh doanh chính là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.

Trong bản kế hoạch, doanh nghiệp xác định bối cảnh thị trường trọng tâm, đối tượng khách hàng chính, tình hình kinh doanh hiện tại, đối thủ cạnh tranh trong ngành, và phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

2. Tại sao cần lập bản kế hoạch kinh doanh?

Bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng với bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Về mặt đối nội, kế hoạch kinh doanh chính là thước đo đánh giá tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp đó, giúp họ xác định thế mạnh họ đang nắm vững, điểm yếu cần sửa đổi, cơ hội thị trường cần nắm bắt, và những thách thức của yếu tốbên ngoài để có kế hoạch đối phó.

Về mặt đối ngoại, bản kế hoạch kinh doanh cũng là tài liệu quan trọng để các đối tượng bên ngoài (như đối tác, nhà đầu tư, khách hàng) nhận biết quá trình hoạt động của doanh nghiệp và ra quyết định trong quá trình hợp tác sau này.

Chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh

Để xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn cần chuẩn bị và thu thập một số tài liệu cần thiết  như sau

1. Thu thập thông tin số liệu

Mỗi một bản kế hoạch kinh doanh được tạo lập để phục vụ đối tượng người đọc nhất định. Chính vì vậy, công việc đầu tiên của bạn là phải tìm hiểu mục đích xây dựng bản kế hoạch kinh doanh này là để làm gì. Đối tượng người đọc bản kế hoạch là ai…

Sau khi trả lời những câu hỏi cơ bản nhất của bản kế hoạch kinh doanh, ta bắt đầu đi thu thập thông tin số liệu, các thông tin này bao gồm:

  • Mô hình kinh doanh: Doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nào?
  • Quy mô doanh nghiệp: Doanh nghiệp có bao nhiêu người? Quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu?
  • Sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp là gì?
  • Thông tin về doanh nghiệp, gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, website,…
  • Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.
  • Thông tin về những sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra thị trường.
  • Một số thông tin tổng quan về thị trường, ngành, khách hàng trọng tâm, đối tác mà doanh nghiệp đã và đang làm việc cùng.
  • Thông tin về quy mô sản xuất của doanh nghiệp, bao gồm tài nguyên, công nghệ, và các nguồn lực khác có liên quan.
  • Hoạt động marketing của doanh nghiệp: kênh phân phối, kênh truyền thông, giá trị thương hiệu, các chương trình quảng bá,…
  • Tài chính: các thông tin về tài sản, nguồn vốn, dòng tiền,…
  • Quản trị rủi ro: Chính là những yếu tố rủi ro mà doanh nghiệp có thể mắc phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Bạn cần cân nhắc kỹ khối lượng thông tin cần cung cấp trong bản kế hoạch, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa thông tin không mong muốn.

2. Chuẩn bị các tài liệu có liên quan

Sau khi thu thập các số liệu và thông tin quan trọng, đã đến lúc bạn chuẩn bị một số tài liệu có cần phải đính kèm với bản kế hoạch kinh doanh. Những tài liệu này bao gồm:

  • Logo và bộ nhận diện thương hiệu.
  • Các tài liệu về kế toán, như báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo luân chuyển tiền tệ,…
  • Các tài liệu liên quan tới tính xác thực của doanh nghiệp, như giấy phép kinh doanh, các loại chứng chỉ có liên quan.
  • Tài liệu phân tích ngành, thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng.

Những tài liệu này có thể nhiều hơn, tùy thuộc vào mục đích và đối tượng người đọc bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bạn.

3. Xác định đối tượng thực hiện

Một khi hoàn tất các công đoạn thu thập số liệu và tài liệu cần thiết, doanh nghiệp bạn cần xác định đối tượng thực hiện bản kế hoạch kinh doanh. Người thực hiện có thể là bộ phận hành chính của doanh nghiệp, kết hợp với việc outsource thiết kế để bảng kế hoạch có phần trực quan chuyên nghiệp hơn.

Ở bước chuẩn bị này, doanh nghiệp cần lưu ý đến một số yếu tố, như chi phí lập kế hoạch, yêu cầu người lập thống nhất quan điểm và định hướng của doanh nghiệp trong bản kế hoạch.

Hướng dẫn viết bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Khi bắt tay viết một bản kế hoạch cụ thể, bạn cần quan tâm những thành tố cần phải có, nội dung  và mẫu viết bảng kế hoạch kinh doanh sao cho chuyên nghiệp nhất có thể.

1. 6 đề mục nhất định phải có trong bản kế hoạch kinh doanh

#1: Tóm tắt bản kế hoạch

Một bản kế hoạch tài chính thường khá là dài, có thể lên tới hàng chục trang. Một trang tóm tắt sơ lược và cô đọng nhất là cần thiết để họ nắm bắt toàn bộ nội dung. Phần này chỉ nên kéo dài từ một tới hai trang.

#2: Mô tả về doanh nghiệp

Toàn bộ các thông tin liên quan tới doanh nghiệp, từ loại hình kinh doanh, lịch sử hình thành, thành tựu, quy mô, cơ sở vật chất,… nên được liệt kê khái quát trong mục này.

#3: Thông tin về sản phẩm, dịch vụ

Ngoài những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, bạn cũng nên trình bày khái quát những đặc điểm, tính chất về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp ra ngoài thị trường.

#4: Phân tích thị trường

Tất cả những thông số liên quan tới thị trường, như đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng và khách hàng trọng tâm cần phải được miêu tả cụ thể trong mục này. Nhận thức được bức tranh của thị trường, bạn sẽ vạch ra cho mình đường đi nước bước cụ thể trong hoạt động kinh doanh sau này.

#5: Báo cáo về nhân lực, Marketing và tài chính

Đây là ba thành tố nhất định phải có trong bảng kế hoạch kinh doanh. Số lượng nhân sự các phòng ban là bao nhiêu, sơ đồ tổ chức các phòng ban, các mục tiêu và chiến lược Marketing cần triển khai trong thời gian tới, bức tranh tài chính hiện tại của doanh nghiệp như thế nào, cách phân bổ nguồn vốn ra sao, kế hoạch huy động vốn trong tương lai…

#6: Tài liệu đính kèm

Để làm rõ hơn cho kế hoạch kinh doanh của bạn trong tương lai, chắc chắn không thể thiếu những tài liệu đính kèm bổ trợ. Những tài liệu này bao gồm bảng cân đối kế toán, bảng luân chuyển tiền tệ, giấy phép kinh doanh (cũng như các chứng chỉ đi kèm),…

2. 9 bước lập bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Để lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả, đúng trọng tâm, bạn có thể tham khảo quy trình 9 bước của Uplevo như sau

#1: Xác định tầm nhìn dài hạn

Muốn đi xa và ổn định, doanh nghiệp của bạn phải có được cho mình một chiến lược kinh doanh trong dài và ngắn hạn. Đây sẽ là kim chỉ nam cho bạn và đồng nghiệp để follow trong quá trình kinh doanh trong tương lai.

Bạn nên viết tầm nhìn dài hạn của công ty trong mục Sứ mệnh, tầm nhìn định hướng trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.

#2: Đặt mục tiêu cụ thể

Mục tiêu trong bảng kế hoạch kinh doanh là hạng mục bắt buộc phải có. Nhưng mục tiêu ấy cũng cần phải cụ thể, dễ thiết lập, thiết thực và mang tính thử thách. Một mục tiêu tốt là mục tiêu tuân theo nguyên tắc S.M.A.R.T.

Nguyên tắc S.M.A.R.T

Specific có nghĩa là cụ thể. Một mục tiêu tốt phải mang tính rõ ràng. Rõ ràng về mục tiêu đặt ra, ở đâu, khi nào, thay đổi ra sao.

Ví dụ: Doanh thu của sản phẩm nước giải khát của công ty A năm 2019 phải tăng trưởng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Measurable: Trong mục tiêu đặt ra, doanh nghiệp phải kết hợp những yếu tố đo lường được. Thường những yếu tố này là các chỉ số, lợi nhuận, doanh thu,…

Ví dụ: Bài viết tìm hiểu về S.W.O.T của công ty A sẽ đạt rank #1 trong kết quả tìm kiếm Google, từ khóa “SWOT là gì?

Achievable: Mục tiêu đặt ra phải khả thi với tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Realistic: Mục tiêu phải thực tế với bối cảnh thị trường và khách hàng mục tiêu hiện tại.

Time-bound: Cuối cùng, mục tiêu phải có mốc thời gian cụ thể để giới hạn.

#3: Xác định lợi thế bán hàng độc nhất

Lợi thế bán hàng độc nhất (USP) là điểm khác biệt của doanh nghiệp bạn so với đối thủ cạnh tranh. Đây chính là thứ giúp bạn nổi bật trong mắt của khách hàng.

Hãy lồng ghép USP vào bản kế hoạch kinh doanh. Điều này giúp bạn nhận biết thế mạnh của bản thân, và làm bản kế hoạch của bạn nổi bật hơn trong mắt của người đọc.

#4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Bạn cần tìm hiểu xem hình thái thị trường bạn đang nhắm vào như thế nào, có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, họ là những ai, quy mô của họ như thế nào. Từ đó, bạn có thể dễ dàng vạch ra kế hoạch đúng đắn trong tương lai.

#5: Tìm hiểu khách hàng trọng tâm

Khách hàng trọng tâm chính là đối tượng sẽ trực tiếp tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Một điều quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh, đó chính là xác định chính xác đối tượng mình sẽ phục vụ, để có phương hướng lối đi thích hợp.

#6: Nghiên cứu cung – cầu thị trường

Xác định thật chính xác nguồn cung và nguồn cầu của thị trường có tác động quan trọng tới việc bạn lập kế hoạch sản xuất và cung ứng sản phẩm ra bên ngoài.

#7: Xây dựng các mục tiêu kinh doanh

Sau bước nghiên cứu thị trường, đã đến lúc bạn vạch ra cho mình những mục tiêu cụ thể về tài chính, bán hàng và tiếp thị cho sản phẩm của mình.

Đừng quên các mục tiêu kinh doanh cũng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc SMART đã được đề cập ở phần trên.

#8: Viết chiến lược kinh doanh cụ thể

Với những mục tiêu nhất định, bạn cần phải xay dựng chiến lược cụ thể cho từng mục tiêu. Kênh truyền thông là gì, áp dụng những chương trình Marketing ra sao? Thời gian áp dụng kéo dài tới bao lâu? Lượng vốn cần thu về là bao nhiêu? Cần bao nhiêu nguồn vốn kinh doanh?

#9: Hành động

Sau khi đã lập các mục tiêu và chiến lược cụ thể, đã đến lúc bạn áp dụng những kế hoạch mình vạch ra vào thực tế.

Bạn cũng đừng quên thường xuyên theo dõi quá trình thay đổi của thị trường để có những cập nhật nhất định cho bảng kế hoạch kinh doanh của mình.

Bạn có thể tham khảo quy trình 9 bước lập kế hoạch kinh doanh qua video dưới đây:

3. 3 nguyên tắc khi viết kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Khi viết một bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:

#1: Viết bản kế hoạch với dung lượng cô động nhất có thể

Sẽ thật là mệt mỏi nếu người đọc phải lần mở tới 100 trang kế hoạch kinh doanh. Đó là lý do vì sao bạn nên cân nhắc lựa chọn thông tin cụ thể để lồng ghép vào trong bản kế hoạch của mình. Lý tưởng nhất, số trang của bản kế hoạch kinh doanh nên rơi vào tầm 10 – 20 trang giấy A4.

#2: Nhận biết đối tượng người đọc là ai

Xác đinh chính xác đối tượng người đọc sẽ quyết định việc bạn lựa chọn nhặt yếu tố nào vào bản kế hoạch. Ví dụ, nếu người đọc là cổ đông của công ty, thông tin chính trong bảng kế hoạch phải là báo cáo tài chính trong năm và kế hoạch tài chính trong năm tới.

#3: Đừng quá đặt nặng vấn đề chuyên môn trong bản kế hoạch

Hầu hết những người đọc bản kế hoạch của bạn có thể không am hiểu quá tường tận các yếu tố liên quan tới chuyên môn ngành nghề. Bạn cần diễn giải thông tin trong bản kế hoạch làm sao để đến cả đứa trẻ 5 tuổi cũng hiểu bạn đang nói gì.

Việc đưa ra các số liệu mang tính quá hàn lâm chỉ khiến bản kế hoạch của bạn trở nên rối ren và phức tạp quá mức cần thiết.

4. Tham khảo template – mẫu báo cáo kế hoạch kinh doanh

Nếu bạn còn băn khoăn lo lắng về cách viết một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, bạn có thể tham khảo 3 trang web hướng dẫn cách lập bản kế hoạch kinh doanh dưới đây

#1: Panda Doc

Panda Doc là vốn là doanh nghiệp chuyên cung cấp các template tài liệu thuộc đủ các lĩnh vực khác nhau. Một trong số đó tất nhiên là cả bảng kế hoạch kinh doanh. Trong bảng điều hướng, bạn chỉ cần chọn ngành nghề của doanh nghiệp, và sẽ có những mẫu gợi ý dành riêng cho bạn.

#2: ThoughtCo

Nếu bạn muốn có hình dung cụ thể về một bản kế hoạch kinh doanh thực tế, thì ThoughtCo chính là nơi mà bạn cần tìm đến.

ThoughtCo đã dày công tạo 1 sample riêng, lấy công ty giả lập “Acme Management Technology” để trình bày cho bạn một cách trực quan nhất những yếu tố cần có trong một bản kế hoạch kinh doanh ngoài đời thực. Việc của bạn là tìm hiểu và đối chiếu với bản kế hoạch của doanh nghiệp mình.

#3: BPlan

Khi tham khảo các mẫu kế hoạch kinh doanh của BPlan, bạn sẽ tiếp cận những bảng biểu gợi ý mà chỉ có ở BPlan mới có, bao gồm các bảng báo cáo tài chính và bảng miêu tả kế hoạch tài chính trong tương lai.

Nguồn: St 


13+ Công Việc Làm Thêm Tại Nhà Online Đơn Giản, Dễ Kiếm Tiền

 

Bạn đang tìm kiếm việc làm thêm tại nhà mà lại kiếm được nhiều tiền? Bạn đã thử tìm hiểu một số công việc nhưng lại quá phức tạp. Hãy đến với 13+ công việc làm thêm tại nhà đơn giản mà dễ kiếm tiền của Uplevochúng tôi sẽ tháo gỡ mọi khó khăn và giúp bạn làm giàu nhanh chóng.

Tổng hợp cá c ý tưởng công việc làm thêm tại nhà

Dưới đây là các ý tưởng việc làm thêm giúp bạn tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho mình, cùng khám phá ngay nhé:

1. Cộng Tác Viên Tuyển Dụng 

Cộng tác viên (CTV) là những người lao động tự do, cộng tác với một doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nào đó để làm việc mà không cần đầu tư tài chính, hoặc đến trụ sở công ty mỗi ngày. Có thể nói, Cộng tác viên là nghề tay trái của nhiều người hay nhân viên khi họ sử dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập. 

Cộng tác viên tuyển dụng

Cộng tác viên tuyển dụng (hay Freelancer headhunter) là người được một doanh nghiệp hợp tác để tìm kiếm ứng viên, chiêu mộ nhân tài để tìm kiếm các ứng viên phù hợp cho họ 

Công việc chính của một Cộng tác viên tuyển dụng
  • Phối hợp với các nhà tuyển dụng để xác định yêu cầu công việc và yêu cầu tuyển dụng
  • Tham gia các nhóm truyền thông xã hội và mạng lưới chuyên nghiệp, để tìm kiếm và tương tác với các ứng viên tiềm năng
  • Phân loại ứng viên tìm năng phù hợp với các vị trí công việc nhu cầu của nhà tuyển dụng
Yêu cầu công việc Cộng tác viên tuyển dụng
  • Có khả năng sử dụng các công cụ xã hội hoặc từ network các nhân để tiếp cận được với những ứng viên tiềm năng 
  • Cộng tác viên tuyển dụng cần phải có sự nhanh nhạy trong giao tiếp, luôn luôn tìm kiếm và duy trì các mối quan hệ cần thiết để phục vụ công việc.
Quyền lợi khi đảm nhận công việc Cộng tác viên tuyển dụng
  • Nhận được Hoa hồng ( Tiền thưởng) cho mỗi ứng viên giới thiệu thành công 
  • Cộng tác viên tuyển dụng có thể hoàn toàn thực hiện việc làm này tại nhà hoặc bất kỳ nơi đâu miễn là mang lại hiệu quả công việc cao.
  • Trải nghiệm được nhiều các vị trí để tích luỹ nhiều kinh nghiệm hơn 

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự tăng cao nên bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công việc Cộng tác viên tuyển dụng ở bất kỳ nơi đâu và có thể thử sức với việc này kèm theo đó là mức hoa hồng tương đối hấp dẫn nếu bạn đam mê và tìm kiếm nhiều ứng cử viên tiềm năng cho công ty, doanh nghiệp.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

❓Cộng Tác Viện Tuyển Dụng sẽ làm gì?

❓Cộng Tác Viên Tuyển Dụng có thể kiếm được bao nhiêu tiền?

❓Cộng Tác Viên Tuyển Dụng có cần phải đến công ty không?

~~~~~~~~~~~~~~~

👉🏻 CTV Tuyển Dụng sẽ triển khai trên các job tại Platform của VHR ( Với hơn 100 JOB

👉🏻 CTV Tuyển dụng có thể kiếm được Hoa Hồng từ 1,500.000 - 20.000.000 / Ứng viên pass Offer

👉🏻 CTV không bị gò bó về Thời gian và đại điểm làm việc

===========================

VHR là công ty Headhunter chuyên lĩnh vực Sale và Marketing. Chúng tôi đang hợp tác với 600+ Doanh nghiệp và 4000+ Headhunter trên toàn quốc

----------- Đăng Ký -----------

👉🏻 Bước 1: Truy cập vào Platform và đăng ký TK Headhuter: http://nhanlucvietnam.net ( Đăng ký Team HN 07)

👉🏻 Bước 2: Xem các job phù hợp để tìm kiếm ứng viên

👉🏻 Bước 3: Refer Ứng viên vào JOB bạn muốn giơi thiệu

Các bước còn lại VHR sẽ hỗ trợ các bạn. Bạn chỉ cần theo dõi duy trình xử lý thông tin tại Platform

✅Và đừng quên tham gia cộng đồng tuyển dụng của VHR để nhận các thông tin HOT: https://zalo.me/g/skhvca432

~~~~~~~~~~

Kênh youtube hướng dẫn: https://youtu.be/hYGh-PhIvN4

2. Trở thành cộng tác viên viết bài Online

Nếu bạn có năng khiếu viết lách, tư duy sáng tạo và thích viết bài, hãy đăng kí làm cộng tác viên báo chí để được làm việc tại nhà, thoải mái thời gian nhưng vẫn còn thể làm việc mình thích và được học hỏi.

Do nhu cầu tìm kiếm thông tin trên mạng Internet ngày càng nhiều, các trang báo mạng online liên tục cần tuyển số lượng lớn cộng tác viên.  Hơn nữa, đây là việc làm thêm buổi tối tại nhà, ngày nghỉ hoặc bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh, miễn là kịp tiến độ công việc được giao.

Ưu điểm của công việc này là linh hoạt, có thể thoải mái viết lách sáng tạo theo tư duy của bản thân. Đặc biệt, đây sẽ là một nghề lý tưởng dành cho các bạn sinh viên trường Báo muốn làm quen và tích luỹ kinh nghiệm công việc sau này.

Tuy nhiên, để nhận được nhuận bút từ các toà soạn, bài viết của bạn phải chất lượng và được đăng tải. Nếu chăm chỉ cộng với kỹ năng viết lách ổn, hàng tháng bạn có thể kiếm được 4 – 6 triệu mỗi tháng.

Cá biệt có những trường hợp, người cộng tác viên viết bài tại nhà lại là những Blogger nổi tiếng. Cho nên mỗi bài viết của họ thường rất giá trị. Đã từng có nhiều ví dụ được trả 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ cho một bài viết trên mạng.

3. Làm một Freelancer

Làm một Freelancer đang trở thành xu hướng ngày càng phổ biến trên thế giới, với tính chất công việc chủ động về mặt thời gian, thoải mái và không bị gò bó. Đây sẽ là lựa chọn thích hợp cho những ai thích tự do nhưng vẫn muốn kiếm thêm thu nhập.

Có thể nói Freelancer là một công việc đây tiềm năng, giúp người làm vừa tận dụng được tối đa thời gian, sử dụng chuyên môn phù hợp để tìm việc  và kiếm thêm thu nhập cho chính mình. Tùy vào khả năng của mình, bạn có thể được trả tới hàng chục triệu cho 1 dự án.

Các nghề freelancer phổ biến ở Việt Nam hiện nay mà bạn có thể tham khảo như thiết kế, viết content, chỉnh sửa bài viết, dịch thuật và rất nhiều công việc khác nếu bạn đủ chuyên môn và là người có trách nhiệm với công việc và bản thân mình.

4. Gia sư online – Việc làm tại nhà đơn giản

Gia sư là công việc làm thêm đã quá quen thuộc với các bạn sinh viên. Tuy nhiên, nếu như ngày trước gia sư là công việc phụ thuộc vào thời gian của học sinh và phải di chuyển nhiều . Ngày nay, với sự phát triển của Internet, bạn hoàn toàn có thể làm gia sư online.

Cả bạn và học sinh cũng sẽ chủ động hơn về thời gian, cũng không mất thời gian di chuyển. Bạn vừa có thể trau dồi kiến thức, vừa có thể kiếm được nhiều tiền. Đây chắc hẳn là một công việc lý tưởng dành cho bạn.

Hơn nữa, với tốc độ phát triển của kỷ nguyên 4.0, xu hướng sử dụng E-book đã tăng lên một cách trông thấy. Nếu bạn thật sự giỏi ở một lĩnh vực nào đó, bạn có thể soạn nó thành một bản E-book rồi đưa lên những trang E-book để bán. Đó cũng là một cách “gia sư online” hiệu quả.

5. Bán hàng Online 

Hình thức kinh doanh Online đã không còn xa lạ mà còn đang phát triển rất mạnh mẽ ở Việt Nam. Bởi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao nên những mặt hàng được đưa lên mạng cũng rất đạ dang, phong phú.

Công việc này khá phù hợp với những bạn muốn kinh doanh nhưng số vốn ít không đủ xây mặt bằng và thuê nhân viên. Với công việc bán hàng online bạn hoàn toàn có thể làm 1 mình.

Tuy nhiên, nếu chọn công việc này bạn phải kiên trì, sáng tạo, khéo léo cư xử với khách hàng và đặc biệt là phải nghiên cứu được mặt hàng ưa chuộng. Từ đó mà tìm ra những nguồn hàng chất lượng, để có thể phát triển shop online của mình.

Những mặt hàng hiện đang được bán online phổ biến nhất có thể kể đến như quần áo, đồ ăn, cây cảnh, đồ handmade… Đây phần lớn đều là các mặt hàng 1 lãi 2 hoặc 1 lãi 3. Rất thích hợp để kinh doanh online.

Nếu làm tốt, bạn có thể kiếm được thu nhập từ 10 – 20 triệu đồng là chuyện bình thường. Đôi khi có thể trở thành “thánh nghìn đơn” với doanh thu cả vài chục triệu mỗi ngày ý chứ.

Tuy nhiên, bán hàng online có một nhược điểm là có tỉ lệ hoàn đơn. Mặt khác, chuyện bị các shop khác chơi xấu, cướp đơn cũng là điều khó có thể tránh khỏi. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết các kênh bán hàng online ở phần link dưới đây.

6. Bán đồ ăn, đồ ăn vặt online hoặc tại nhà

Nếu bạn là một người nấu ăn giỏi, có đam mê với đồ ăn và luôn tìm tòi để phát minh ra nhiều món ăn mới thì đừng chần chừ nữa, hãy thử hình thức bán đồ ăn vặt online hoặc mở cửa hàng bán đồ ăn vặt tại nhà nhé. Kinh doanh đồ ăn vặt là một trong những công việc làm thêm tại nhà  cực kì phù hợp với những bạn trẻ sinh viên hay các bà mẹ có nhiều thời gian rảnh mà lại không có nhiều vốn.

Với tài năng nấu ăn của mình kết hợp với thị trường bạn có thể bán những món ăn như: bánh bông lan trứng muối, đồ ăn hàn quốc, khô gà, bánh tráng trộn, hoa quả dầm, …

Một khi bạn có thể niềm đam mê ẩm thực, sự yêu thích những công việc vào bếp thì thật là phí khi bạn lại không kiếm tiền tại nhà bằng hình thức kinh doanh đồ ăn như vậy.

Và bên cạnh chất lượng của đồ ăn, để tăng tính thu hút và bắt mắt bạn có thể thay đổi cách trang trí sao cho phù hợp, độc đáo hoặc thậm chí bạn có thể cho thêm một vài thành phần mới lạ, có vị đặc biệt để tạo nên một thương hiệu cho riêng món ăn của mình…

7. Làm việc Online tại nhà với vị trí Streamer

“Streamer” là người phát sóng trực tiếp (streaming) khi chơi các trò chơi điện tử trên một số nền tảng trực tuyến như YouTube, Facebook hay Twitch.

Thu nhập của một streamer chủ yếu đến từ những nguồn lực: đóng góp và ủng hộ, lượt xem và đăng ký kênh, nhà tài trợ và quảng cáo. Có thể nói, đây là việc làm tại nhà được nhiều bạn trẻ thích thú nhất. Vừa chơi game, vừa được chém gió mà lại “hái” ra tiền…

Để có thể trở thành Streamer thu hút nhiều người xem, bạn cần phải quan tâm đến các yếu: kỹ năng của mình, xây dựng phong cách riêng khi chơi game, nói chuyện và các kỹ thuật quay phát, làm video.

Với những bạn là Streamer nữ thì ngoại hình khá sẽ là một điểm thu hút lớn. Ở Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều ví dụ thực tế về các Streamer có thu nhập khủng từ chơi game như PewPew, ViruSs, Mixi…

8. MMO – Hình thức kiếm tiền được nhiều bạn trẻ lựa chọn

Kiếm tiền bằng MMO được cho là hình thức làm thêm tại nhà kinh điển nhất của kỷ nguyên 4.0. MMO là viết tắt của cụm từ Make Money Online. Nó được hiểu là kiếm tiền qua mạng.

Làm MMO sẽ phù hợp hơn với các bạn trẻ yêu thích công nghệ hơn là hội bà mẹ bỉm sữa. Uplevo sẽ kể ra một số hình thức MMO để các bạn tìm hiểu và chọn ra hướng đi phù hợp:

#1. Kiếm tiền tại nhà bằng Website

Để làm được cái này, việc đầu tiên là phải có một trang web. Tiếp theo đó là việc viết bài về chủ đề hay tin tức mà mình am hiểu nhất. Sau đó dùng những kỹ thuật SEO để từ khóa trong bài viết có thể lên top. Hoặc bạn cũng có thể chia sẻ lên facebook để bạn bè vào xem.

Khi đã có một lượng người đọc truy cập ổn định, bạn có thể sử dụng trang web đó để kiếm tiền. Các cách thức kiếm tiền trên website có thể kể đến như: quảng cáo Google Adsense, bán bài viết PR sản phẩm, bán hàng Affiliate…

#2. Làm thêm tại nhà bằng Youtube

Nếu bạn là người có khả năng quay và cắt ghép video thì công việc này hoàn toàn phù hợp với bạn. Bạn có thường để ý khi xem những video dài trên Youtube, thỉnh thoảng chúng ta lại bị ngắt bởi quảng cáo không? Đó chính là những kênh Youtube đã bật chức năng kiếm tiền.

Để làm được việc này thì kênh Youtube của bạn tạo ra cần ít nhất 1000 follow và có nhiều video dài, lượt xem tốt. Nếu làm tốt công việc này thì doanh thu từ việc làm tại nhà có thể đạt đến con số 20 triệu. Một vài Vlogger tại Việt Nam còn có thể bán những clip review cho một vài nhãn hàng.

#3. Việc làm thêm tại nhà liên quan tới Mạng Xã Hội

Tại Việt Nam, Facebook có tới 60 triệu người và được các công ty đánh giá là kênh quảng cáo tiềm năng. Chính vì vậy, số tiền mà họ đầu tử vào Facebook không hề nhỏ. Khi quảng cáo bằng kênh Fanpage chính thống đã quá nhàm chán, các công ty bắt đầu chuyển sang quảng cáo bằng các kênh KOLs, Influencer…

Nếu bạn xây dựng được một Hot Fanpage theo chủ đề nào đó, chuyện các công ty tìm đến bạn chỉ là sớm muộn. Ví dụ: Nếu bạn có Fanpage Facebook về review sản phẩm công nghệ, chắc chắn các cửa hàng bán smart phone, laptop hay tai nghe sẽ tìm đến bạn để xin book bài quảng cáo.

Ngoài ra, bạn có thể kiếm tiền trên Facebook bằng cách đặt link rút gọn, hoặc mở kiếm tiền bằng video như Youtube.

9. Huấn luyện viên thể hình online tại nhà (PT online)

Huấn luyện viên online thực chất là một huấn luyện viên truyền thống nhưng mọi hoạt động hướng dẫn khách hàng tập luyện, thiết lập chế độ dinh dưỡng, đưa ra giáo án luyện tập cho khách thông qua các kênh online như Facebook, Zalo, Viber,…

Ưu điểm của công việc này là thời gian tập luyện linh hoạt, dễ sắp xếp giữa học viên và huấn luyện viên, hỗ trợ tư vấn online bất cứ lúc nào khách hàng thắc mắc và giá cho 1 khoá học của PT online cũng rẻ hơn HLV truyền thống.

Để làm được PT Online bạn cần có kiến thức sâu và rộng về lĩnh vực, cần có ngoại hình tốt để khách hàng có thể tin tưởng hơn vào kiến thức của bạn.

Với những kinh nghiệm trong quá trình làm PT Online, bạn còn có thể tự tin tự thân mở phòng tập gym trong tương lai nữa.

10. Người chỉnh sửa nội dung và biên soạn lỗi 

Đây có thể là một công việc khá mới và còn lạ lẫm với nhiều người. Chỉnh sửa tập trung vào nội dung tài liệu một cách tổng thể và kiểm tra câu từ cho trôi chảy, rõ ràng và cấu trúc câu được phù hợp.

Một biên tập viên giỏi sẽ có thể đưa ra các lời khuyên làm thế nào để cải thiện tính dễ đọc trên tổng thể của một tài liệu (đông thời cũng kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả).

Biên soạn lỗi là bước cuối cùng của việc xem xét một tài liệu. Biên tập viên phải đọc đi đọc lại để đảm bảo rằng không có lỗi chính tả hay ngữ pháp nào tồn tại trong nội dung bài viết.

Một người biên soạn tốt phải có một đôi mắt khỏe mạnh để có thể xem xét hết tất cả các chi tiết và có thể phát hiện ra lỗi chính tả và bất kỳ lỗi ngữ pháp nào một cách kịp thời.

11. Nhân viên tổng đài

Đây là công việc làm tư vấn qua điện thoại nên bạn sẽ phải thực sự kiên trì và lắng nghe khách hàng. Bạn cũng cần phải khéo léo, ăn nói trôi chảy, rõ ràng và có kiến thức về lĩnh vực bạn cần tư vấn. Khi giao tiếp với khách hàng bạn cần có thái độ niềm nở, lịch sự dù không phải là giao tiếp đối mặt.

Nhìn chung công việc nhân viên tổng đài không quá phức tạp chỉ yêu cầu người làm có giọng nói và giao tiếp nhanh nhẹn, khéo léo. Nếu bạn tự tin về chất giọng của mình thì có thể ứng tuyển vào vị trí nhân viên trực tổng đài cho nhiều công ty.

Ở nước ngoài thì mô hình telesales làm thêm tại nhà đã khá phổ biến. Nhưng ở Việt Nam, hình thức này còn khá mới mẻ và mới chỉ có đơn vị Telepro đang thực hiện. Mức lương của công việc làm thêm tại nhà này khá cao, khoảng 10.000 VND/ 1 cuộc gọi, chưa kể việc bạn có thể nhận được hoa hồng nếu chốt thành công.

12. Cộng tác viên nhập dữ liệu online

Nếu bạn có thể gõ 60 từ một phút hoặc nhiều hơn và mong muốn công việc lặp đi lặp lại không đòi hỏi phải suy nghĩ hay sử dụng trí não nhiều, công việc nhập dữ liệu có thể phù hợp với bạn. Nhưng nó cũng đòi hỏi sự tập trung để có thể kiểm tra, so sánh, đối chiếu và quản lý dữ liệu.

Việc làm cộng tác viên nhập liệu đòi hỏi phải kết hợp giữa nhiều kĩ năng khác nhau như: sức khỏe tốt, tốc độ hoạt động mắt và tay phải thật nhanh với độ chính xác cao và tập trung cao độ, thời gian ngồi trước máy tính hàng giờ… Vì vậy, để bảo đảm độ chính xác của dữ liệu đầu ra, cần ít nhất 3 người thực hiện công việc nhập liệu và xử lý dữ liệu.

Nhập dữ liệu là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong nhiều ngành nghề, bao gồm xử lý dữ liệu điện tử, đánh máy, xử lý văn bản, dịch giả, trình biên dịch, công việc này có thể được thực hiện từ nhiều địa điểm khác nhau nhưng công việc nhập dữ liệu từ nhà có thể khá khác với những công việc được thực hiện trong văn phòng.

13. Làm dịch thuật online ngay tại nhà

Hiện nay rất nhiều công ty đang tuyển người dịch thuật online. Cũng là một công việc làm thêm tại nhà không bó buộc thời gian và kiếm được rất nhiều tiền nhưng yêu cầu phải có vốn ngoại ngữ tốt và khả năng dịch thuật. Trung bình 1 trang văn bản bạn sẽ được trả từ 35.000 – 155.000 VNĐ, nếu là một tập phim thì bạn sẽ nhận được thù lao lớn hơn là 180.000 VNĐ.

Đây được xem là 1 công việc rất tốt, vừa kiếm được tiền, vừa rèn luyện khả năng ngôn ngữ và viết lách của mình cho tốt hơn. Tuy nhiên, đây là một công việc mang tính chọn lọc cao, không phải ai cũng dễ dàng có thể ứng tuyển. Bạn cần thành thạo ít nhất hai ngôn ngữ thì mới có thể đảm nhiệm.

Ở một góc độ khác, nếu như bạn có khả năng cắt ghép video để có thể chèn vietsub vào, mức lương của bạn cũng sẽ tăng đáng kể. Hiện nay rất nhiều đơn vị quảng cáo online cần outsource video vietsub. Mức giá trung bình khoảng 100.000 VNĐ cho 1 video vietsub 2 phút.

Trên đây là 13 gợi ý cho những công việc làm thêm online tại nhà. Chúc các bạn sẽ tìm được một công việc phù hợp nhất với bản thân.

Các nhóm Facebook tìm kiếm công việc làm thêm tại nhà

Có thể nói, các hội nhóm trên Facebook hiện nay đang hoạt động vô cùng mạnh mẽ, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công việc làm thêm tại nhà trong các địa chỉ giới thiệu dưới đây.

Với đặc điểm là nhu cầu tuyển dụng rất đa dạng, với vô vàn các công việc khác nhau để bạn lựa chọn, chính vì lẽ đó Facebook group là một mỏ vàng thực sự để bạn tìm kiếm công việc làm thêm cho mình.

  1. TUYỂN DỤNG VIỆC LÀM
  2. Việc Làm Hà Nội Về Sale, Marketing, TeleSale
  3. CỘNG ĐỒNG CHIA SẺ KIẾN THỨC MARKETING
  4. TUYỂN DỤNG VIỆC LÀM TOÀN QUỐC
  5. BÍ QUYẾT VÀ KINH NGHIỆM NGHỀ SALE - TÌM VIỆC SALE
  6. TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KINH DOANH - SALE - BÁN HÀNG. KIẾN THỨC SALE
  7. Tìm Việc Làm Part-Time Hà Nội
  8. Hội Tìm Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên Tại Hà Nội
  9. Tìm việc làm thêm Part-time và Full-time Hà Nội
  10. Việc Làm Thêm Tại Nhà, Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên (Cả Nước)
  11. Tìm việc làm thêm cho sinh viên tại hà nội
  12. TUYỂN DỤNG- VIỆC LÀM THỜI VỤ VÀ DÀI HẠN TẠI HÀ NỘI
  13. Tìm Việc Làm Part-Time Hà Nội
  14. Hội Tìm Việc Làm Thêm Cho Sinh Viên Tại HCM
  15. Việc Làm Thêm Thành Phố Hồ Chí Minh
  16. Tuyển Dụng Việc Làm TP. Hồ Chí Minh

Các Website tuyển dụng việc làm thêm:

Ngoài việc tìm kiếm việc làm trên các nhóm Facebook, các website tuyển dụng cũng là một địa chỉ quen thuộc để bạn có thể nhanh chóng chọn lựa được một công việc ưng ý. Dưới đây là một số website tuyển dụng uy tín:

1. Nhanlucvietnam.net

VHR Nền tảng Headhter là nền tảng kết nối giữa nhà tuyển dụng - Headhunter - Ứng viên. VHR cam kết đưa tới ứng viên những thông tin về công việc nhanh và chính xác nhất. VHR không thu phí của ứng viên 

Link website: http://nhanlucvietnam.net

2. Timviec24.com.vn

Nền tảng tuyển dụng miễn phí dành cho Danh nghiệp và ứng viên. 

Link website: http://Timviec24.com.vn

3. Jobstreet.vn

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc làm thêm tại nhà, lẫn các công việc mang tính ổn định hơn tại website này. Website cung cấp rất nhiều các cơ hội, là trang tin tổng hợp từ nhiều nhà tuyển dụng khác nhau trên khắp 63 tỉnh thành Việt Nam

Link website: https://www.jobstreet.vn/

4. Indeed

Dễ dàng tạo CV và đăng tin tìm việc làm thêm tại website của Indeed. Tại trang tin tuyển dụng này, vô vàn lựa chọn để bạn có thể tìm kiếm và cân nhắc.

Link website: https://vn.indeed.com/

5. Chợ Tốt

Chợ Tốt là trang rao vặt khá uy tín hiện nay, với vô vàn các nhu cầu khác nhau và việc làm thêm là một trong số đó. Những người có nhu cầu tuyển dụng sẽ đăng tin tại mục Việc Làm trong Chợ Tốt, bạn hãy tìm kiếm trong mục đó nhé.

Link website: https://www.chotot.com/

Sale online là gì? Những bật mí về công việc Sale online.

 

Mục lục

Sale Online hiện đang là một trong những hình thức bán hàng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới.Vậy Sales online là gì? Và đâu là cách tốt nhất để tối đa hóa lợi nhuận từ Sales online?

Sự phát triển mạnh mẽ của internet đã có sự ảnh hưởng không nhỏ đến các ngành nghề khác đặc biệt là kinh doanh. Khái niệm sale online đã không còn quá xa lạ với những ai đang làm trong lĩnh vực sale, kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết được sale online là gì? Thách thức và cơ hội của nghề sale online trong tương lai? Bài viết sau đây của 123Job sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc sau. 

I. Sale online là gì? Phân biệt sale online và sale marketing online

1. Sale online là gì?

Sale online là gì? Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển thì đi kèm với nó là những công việc online dần trở nên phổ biến hơn. Và sale online là một trong những công việc như thế. Mọi người biết đến sale online như một hình thức thương mại điện tử hay nói cách khác đó là công việc giao dịch, trao đổi giữa người mua và người bán nhưng được diễn ra trên Internet, chứ không phải là hình thức mua bán truyền thống đơn thuần. Cũng chính do đặc thù công việc là online nên mọi người dễ dàng tiếp cận với đa dạng sản phẩm chỉ qua những tiện ích hay dùng, Quá trình giao dịch rất nhanh chóng, tiện lợi. Đặc biệt công việc này thu hút người bán là do khả năng thu hút về cho người bán một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong khoảng thời gian ngắn.

 

2. Phân biệt sale online và sale marketing online

Hiện nay có rất nhiều người, đặc biệt là các doanh nghiệp, công ty, chưa có những nhận thức, hiểu biết chưa chính xác, rõ ràng về sự khác nhau giữa  Sale online và Marketing online. Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu thì có đến 80% các doanh nghiệp chỉ tập trung vào Marketing cho mình chứ ít, thậm chí hầu như không có doanh nghiệp nào lập đội Sale online. Hơn thế nữa, họ còn lẫn lộn Marketing online và Sale online với nhau (trừ thằng startup thì làm tất tần tật), hoặc ngộ nhận rằng 2 đội này có thể thay thế cho nhau một cách dễ dàng. 

Do không sử dụng nhân lực đúng chỗ và không sử dụng nguồn lực sẵn có một cách tối ưu nên hệ quả tất yếu là KPI đặt ra sai. Mặc dù điều kiện của doanh nghiệp của bạn là có một business mà lượng khách hàng đã đi vào ổn định, sản phẩm đã được chứng minh đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Sau đây, bài viết sẽ làm rõ cho bạn sự khác nhau cơ bản nhất giữa Sale online và Marketing online.

Product launch - sản phẩm được đưa ra thị trường, thông qua đội Marketing online, nó sẽ được đến gần hơn với những khách hàng tiềm năng, KPI có thể sẽ là:

  • Số lượng các khách hàng tiếp cận
  • Những khách hàng đang nuôi dưỡng
  • Những khách hàng cũ cần chăm sóc
  • Những khách hàng mới trong tương lai.

Sau khi đã xác định được lượng khách hàng là bao nhiêu thì số liệu đó sẽ được đưa đến đội  Sale Online, KPI có thể là:

  • Số đơn chốt được trên điện thoại
  • Số đơn được chốt trên inbox
  • Số đơn đã chốt tại điểm bán
  • Số đơn mà những khách hàng quay lại mua lần 2, 3

Tiếp đó, chuyển tới khâu CSKH, hậu bán hàng thì KPI có thể là:

  • Phản hồi tích cực, tốt (tốt ntn…): Để làm tư liệu Marketing.
  • Phản hồi tiêu cực, xấu (xấu ntn…): Để một phần tư liệu Marketing và cải tiến, năng cao hiệu quả dòng sản phẩm

Sau khi đã nhận được phản hồi, số lượng các phản hồi sẽ được chuyển đến phòng R&D (Research & Development). Tại đây, họ sẽ nghiên cứu và phát triển sản phẩm ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn từ những ý kiến khác nhau của khách hàng. Có thể thấy một ví dụ, đó là Facebook - trang mạng xã hội mà hầu như mọi người đều biết và sử dụng. Dù luôn nằm trong top những apps hàng đầu thế giới thì thi thoảng bạn vẫn thấy có thông báo trả lời một số câu hỏi khảo sát về cảm nhận của bạn khi report một điều gì đó như thế nào. Bạn cũng sẽ không ngần ngại gì bỏ ra một vài phút để giúp sản phẩm được hoàn thiện hơn đúng không?

Bất cứ sản phẩm nào cũng luôn đi liền với nghiên cứu thị trường (Market Research / Product launch) rồi đi tới  khâu sản phẩm được cải thiện (Products after research & development). Đây là một vòng tròn khép kín trong Marketing mà chủ Doanh Nghiệp cần hiểu rõ. Trong môi trường làm việc online, quy trình đi của một sản phẩm đi tương tự như môi trường offline truyền thống, sản phẩm cũng bắt đầu từ kho chuyển qua ép doanh số cho sale online, và sale online sẽ đưa ra yêu cầu về số lượng khách hàng được tiếp cận với sản phẩm, tỷ lệ khách hàng tiềm năng mà hai đội Marketing Online, Marketing Online sử dụng cho các kênh phân phối (owned, earned, paid). Từ đó đến gần hơn với khách hàng của mình.

Những thông tin của khách hàng tiềm năng được chuyển về cho sale online, rồi đội sale online có nhiệm vụ là chốt sales và biến những khách hàng ấy thực sự trở thành khách hàng của mình. Tiếp đó toàn bộ dữ liệu sẽ được  sale online chuyển về bộ phận CSKH, để thực hiện bước tiếp theo biến đổi khách hàng hiện tại trở thành khách hàng trung thành (loyal customers).  Cuối cùng là bước tiếp nhận những đánh giá, phản hồi để cải tiến và hoàn thiện sản phẩm tiếp tại phòng R&D.

Áp dụng case cụ thể: Doanh nghiệp A sản xuất ra sản phẩm bikini đi biển cho các chị em phụ nữ, cần đẩy được 3 tỷ doanh số.

– Sale online: Này thằng MKT, mày kiếm cho tao 1500 đứa thích mặc bikini của tao.

– MKT: Ok ! NV MKT làm gì, sale online không quan tâm, sau khi đã phân tích, tìm ra insight, đề ra được kế hoạch, event, kênh phân phối online/offline, truyền thông, ngân sách/timeline gì đấy không cần biết, sau 1 tuần ném cho đội sale online 200.000 reaches, 6.000 likes, 180 shares và 4.000 comments hỏi giá, chất lượng sản phẩm như thế nào, mẫu mã ra làm sao... 

– Đây nhá, có thằng hỏi đấy, vào chốt sale online đi nhé!

Sale online: nhiệm vụ của nv sale online lúc này sẽ là nghiên cứu tất cả các khách hàng kia, click vào từng profiles của KH xem tên tuổi, địa chỉ nhà ở đâu, giàu hay nghèo, hay đi xe gì, chơi với ai, nhà bố của hắn có to ko, hành vi sở thích có gì đặc biệt không? Sau đó, xác định xem họ có phải khách hàng tiềm năng thật sự không, rồi quyết định sẽ tán tỉnh, ve vãn để chốt sale online.

Khi dữ liệu được chuyển đến bộ phận chăm sóc khách hàng thì đây có lẽ là công đoạn tệ nhất, bởi nhiều doanh nghiệp thường bỏ quên. Theo một nghiên cứu mới đây cho biết,  68% KH từ bỏ một doanh nghiệp vì khâu CSKH của họ có vấn đề. Để họ nhớ đến chúng ta một cách tinh tế thì cách tốt nhất là cách kết hợp đa kênh, một là để nhận diện thương hiệu (Brand Awareness), cũng là để khởi tạo nhu cầu, ba là để nhắc nhở ra quyết định mua hàng.

Vì sao phải phân biệt hai đội Marketing Online và đội Sale Online ? Điều chúng ta cần làm là đừng để nhân viên bạn làm việc không đúng sở trường và khả năng tiềm ẩn của họ. Bạn hãy thử nghĩ xem nếu chán họ nghỉ việc thì bạn sẽ bị mất đi một nguồn nhân lực, đừng bắt người không thể bán hàng đi bán hàng mà hãy cho họ canh fanpage đi. Còn nhân viên sale online đừng bắt họ vào fanpage trả lời khách hàng mà hãy bắt họ phân tích xem khách hàng nào là tiềm năng thật sự, khách hàng nào hỏi thật, khách hàng nào hỏi chơi, thằng nào là người của đối thủ giả bộ hỏi muốn dò tìm thông tin. Thời đại này bán hàng mà thiếu đầu óc phân tích thì chỉ có tự mình tự đào thải mình ra khỏi đó mà thôi. Phân tích xong rồi thì phải chốt ngay thôi thì tỉ lệ chốt sales sẽ rất cao.

Kết bạn hết với những người like, comment, share quảng cáo cùng với một tin nhắn rất thân thương, tình cảm:
– Cảm ơn mày đã quan tâm đến bộ bikini quyến rũ của tao, rất vui nếu mày đồng ý làm bạn vs tao để tao có thể chăm sóc, giới thiệu và bày cho mày cách mang những bộ bikini trông hấp dẫn, sexy  hơn trong mắt anh ấy.

Đến đây, chúng ta đã biết và tường tận hơn chân dung tập KHMT, hiểu được họ đang quan tâm đến những vấn đề gì. Biết được họ thích loại sản phẩm nào, cứ đến lúc có sản phẩm mới về là nhắn tin gạ gẫm, tâm tình, tán tỉnh, bốc phét này nọ, cứ có chương trình khuyến mãi lại thông báo.

Thông qua báo cáo hàng tháng, Head of Marketing sẽ biết và có những điều chỉnh phù hợp về training nhân sự, điều chỉnh mô hình kinh doanh (business model), để có những bước tiến hợp lý. Nội dung nào tương tác tốt, quảng cáo nào ra nhiều đơn hàng, thời điểm nào khách hàng tương tác cao, thay vì phân bổ ngân sách ở kênh FB ads và GG ads, bạn phải lựa chọn một trong 2, bạn phải chọn ai.

Doanh Nghiệp đang “ném tiền qua cửa sổ” vì quảng cáo quá nhiều? Bởi vì 80% trong số đó không hiểu chân dung khách hàng mục tiêu của họ là ai và họ thích sản phẩm như thế nào. Bài viết này chỉ gợi ra và giúp bạn hiểu phần nào vấn đề bởi chữ ‪WHAT‬‬ và chữ ‪WHY‬‬, còn chữ ‪HOW‬‬, tất nhiên sẽ phức tạp hơn rất nhiều, đòi hỏi phải nghiên cứu thị trường (Market research) các yếu tố vĩ mô, vi mô, hiểu khách hàng, hiểu Customer insight, SWOT trong, ngoài doanh nghiệp, từ đó đề ra được các tactics (chiến thuật) hợp lý, toolsets (bộ công cụ), skills (kỹ năng) để triển khai, và một timeline cụ thể để đạt được mục tiêu định lượng và định tính.Và dĩ nhiên sản phẩm bạn cũng phải đủ tốt và USP cũng phải rõ ràng.

Vậy có thể kết luận rằng Marketing là cuộc chiến dài hạn nhưng mục tiêu cuối cùng của Marketing và sale online chỉ đơn giản là làm khách hàng tin họ mà thôi. Một khi đã tạo dựng được lòng tin rồi và mọi quy trình đã được tối ưu, việc còn lại chỉ là có một cái giá hợp lý và làm sao tỷ lệ lãi ròng là cao nhất đúng không?

II. Cách tối đa hóa lợi nhuận từ sale online

1. Giới thiệu duy nhất một sản phẩm, dịch vụ trên trang bán hàng

Chúng ta có thể thấy rất nhiều trong thực tế, có rất ít các công ty, doanh nghiệp kinh doanh đa dạng các loại sản phẩm. Bởi khi bạn tập trung vào một hoặc một số ít sản phẩm thì công việc sale online sẽ đi vào mô tả cụ thể, giới thiệu chi tiết và lặp lại liên tục sản phẩm đó nhiều hơn. Từ đó sẽ dẫn đến kết quả doanh số bán hàng sẽ tăng nhanh hơn. 

Thật vậy, bạn có thể thấy rõ những ưu điểm của việc kinh doanh tập trung vào một số sản phẩm. Khi đó bạn sẽ có một cách hiểu sâu rộng nhất về sản phẩm sale online của mình, có thể giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của KH. Tuy vậy điều đó không có nghĩa là bạn không kinh doanh nhiều mặt hàng khác. Giới thiệu những sản phẩm mà bạn có ít thông tin đến cho KH qua những liên kết, nền tảng khác là một cách mà bài viết gợi ý cho bạn.

2. Vị trí đăng ký email đặt một cách thích hợp để tăng lượt tương tác

Việc KH đăng ký email trên trang chính sẽ giúp bạn thu thập thông tin và tạo một danh sách khách cho phép bạn giữ liên lạc với họ, tạo dựng mối quan hệ tin cậy và trung thành. Sau đó là bán những sản phẩm/ dịch vụ của bạn cho họ.

Nhưng đặt vị trí đăng ký email ở đâu là hợp lý và nổi bật nhất để KH dễ dàng nhìn thấy nhất là câu hỏi đáng quan tâm lúc này. Đó chinh là phía trên cùng bên trái là nơi mà  khách truy cập thường nhìn vào đầu tiên, nơi bất cứ KH nào cũng nhìn lên đầu tiên mỗi khi truy cập. Và nên chú ý đặt phần này ngay sau khi người dùng click vào đường link của trang chủ, để người dùng không cần lăn chuột xuống.
Ngoài ra, cách đặt lời yêu cầu đăng ký tại mọi trang con của website cũng là một cách bạn nên thử để thu hút sự chú ý của người dùng. Bạn càng cung cấp nhiều cơ hội đăng ký, bạn càng có nhiều Subscribe hơn.

3. Làm nổi bật lợi ích người dùng ngay từ tiêu đề

Tiêu đề bài viết là yếu tố quan trọng quyết định KH có đọc bài viết của mình hay không. Vì thế mà ngay ở tiêu đề bạn phải cho họ thấy được tính ưu việt của sản phẩm sẽ giải quyết vấn đề mà họ đang quan tâm một cách tối ưu nhất. Đó chính là sức ảnh hưởng quan trọng đến độ hiệu quả của Sales online mà tiêu đề hướng tới. Cũng nhờ tiêu đề xây dựng thành công nên bạn mới đem về cho mình một lượng khách hàng mới đầy tiềm năng để khai thác cho những sản phẩm tiếp theo. 

4. Chứng minh mình có thể giải quyết trở ngại của khách hàng

Mở đầu một bài viết giới thiệu sản phẩm, bạn nên nêu ra những khó khăn, trở ngại đã nêu ở tiêu đề để khách hàng cảm nhận rõ rằng bạn rất hiểu họ, vấn đề họ đang gặp phải. Bởi Sale online chỉ diễn ra khi có sự tin tưởng của người mua đối với người bán nên cách viết này sẽ giúp niềm tin giữa người mua và người bán được hình thành. Tiếp đó khi lí lẽ đã sắc bén thì bạn cần đưa ra những dẫn chứng minh họa cho sản phẩm, dịch vụ của bạn là điều mà KH đang quan tâm thực sự. Từ đó, doanh số hoạt động của Sale online sẽ được cải thiện.

5. Tránh tình trạng rao bán trước khi đi ra thông tin

Trước khi đáp ứng hết nhu cầu về thông tin của khách hàng, một điều cấm kỵ là bạn không bao giờ được đề nghị bán hàng. Nhưng nếu thông tin của bạn đã đủ thu hút họ thì có thể bắt đầu đi vào việc gợi ý cho họ sản phẩm phù hợp. Nhờ những thông tin hữu ích, những điều được nhiều người quan tâm từ đó liên kết đến sản phẩm của mình, bạn sẽ xây dựng được sự tin tưởng từ người đọc, từ đó quyết định mua sẽ diễn ra dễ dàng và thoải mái hơn.

6. Nội dung mang tính khẩn cấp và thuyết phục người dùng mua hàng

Sự khẩn cấp khi được thêm vào nội dung bán hàng của bạn sẽ thuyết phục được khách hàng khi họ truy cập vào bài viết của bạn. Một số cách hiệu quả trong việc tạo cảm giác cấp bách, khẩn trương:
Giới hạn thời gian chiết khấu của một số sản phẩm mà khách truy cập phải mua hàng trước một ngày nhất định nào đó để được giảm giá.

Tặng thêm một phần thưởng miễn phí nếu bạn mua trong một khung thời gian đã quy định. Chỉ cung cấp giới hạn số lượng các mặt hàng sản phẩm hoặc dịch vụ. Cung cấp một số lượng giới hạn phần thưởng bonus.

7. Hình ảnh chất lượng, phù hợp

Những hình ảnh về sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất sẽ tăng thêm độ tin cậy, tính chân thực cũng như sự an toàn của sản phẩm đó. những hình ảnh bạn đăng lên phải đủ các yêu cầu sau: ảnh có chất lượng cao, phù hợp nội dung bài viết, miêu tả chính xác sản phẩm.

8. Áp dụng Upselling và Cross-selling vào Sales online

Bằng việc sử dụng hiệu quả 2 cách trên tối đa hóa lợi nhuận khi bán hàng là điều chắc chắn, nhưng chúng chỉ có thể được thực hiện khi khách hàng ĐÃ CÓ nhu cầu mua sản phẩm. Với hình thức upselling, các sản phẩm bạn giới thiệu cho người mua sẽ có những đặc tính nổi trội hơn và đi kèm với một mức giá cao hơn. Ví dụ là lúc mua điện thoại thì hình thức upselling xảy ra khi bạn giới thiệu cho người mua một chiếc điện thoại cũng như vậy, nhưng với bộ nhớ lớn hơn, các chức năng mở rộng hơn , hay có nhiều màu đẹp hơn. Còn với hình thức Cross-selling, sau khi mua mỗi sản phẩm, bạn sẽ gợi ý cho khách hàng những công cụ hỗ trợ, đi kèm thêm với sản phẩm đó. Trong trường hợp chiếc điện thoại thì bạn có thể Cross-selling với các phụ kiện cơ bản đi kèm như: tai nghe, ốp điện thoại, kính cường lực...

9. Quy trình theo dõi phù hợp để tối đa hóa doanh thu

Theo dõi khách hàng và người đăng ký của bạn bằng cách sử dụng hệ thống tự động trả lời (email tự động) là rất quan trọng để tạo ra doanh số bán hàng. Những email tiếp đó, đối với những người chưa mua sản phẩm nào, công việc của bạn sẽ là gợi ý những dòng sản phẩm có thể phù hợp với họ. Hãy thử gửi ngay lập tức sau khi họ mới đăng ký, đó chính là lý do để họ quay lại trang web của bạn trong cùng ngày họ vừa đăng ký.

Theo dõi các khách hàng hiện tại cũng quan trọng. Trên thực tế, các thử nghiệm cho thấy 30% khách hàng sẽ mua hàng lại nếu họ có cơ hội. Nó giúp bạn phát triển các mối quan hệ sinh lợi nhuận, lâu dài và cho phép bạn cung cấp các sản phẩm “phụ trợ” liên quan đến giao dịch mua ban đầu của họ. Bạn có thể thử nghiệm gửi phiếu mua hàng phụ trợ ngay lập tức sau khi họ thực hiện mua hàng để xem phương thức nào tạo ra nhiều doanh thu nhất.

III. Kỹ năng cần có của sale online 

1. Kỹ năng quản trị fanpage và website bán hàng

Quản trị fanpage và website bán hàng là một trong những kỹ năng thiết yếu nhất của một sale online phải có và đi kèm với nó là những kỹ năng bổ sung khác nữa. Trước tiên kỹ năng này yêu cầu bạn phải luôn theo dõi các chỉ số của fanpage cũng như website bán hàng, để biết được đối tượng khách hàng nào thường xuyên ghé thăm cửa hàng online của bạn, khung giờ truy cập ra sao, đơn hàng được lên mỗi ngày như thế nào, tốc độ trả lời thắc mắc của khách hàng có nhanh hay không, phản hồi của khách hàng…

Vậy quản trị ở đây là việc bạn luôn theo dõi và phân tích, rồi đưa ra các chính sách phù hợp cho fanpage cũng như website của mình.

2. Kỹ năng viết bài mô tả sản phẩm

Để bán được bất kỳ một sản phẩm nào đó thì việc mô tả nó là điều chắc chắn đối với công việc Sale online. Tất nhiên là bạn phải làm sao cho bài viết của mình vừa đảm bảo tính chân thực cho sản phẩm nhưng cũng thu hút, hấp dẫn khách hàng từ những câu chữ đầu tiên. Từ tiêu đề chứa từ khóa và khiến người đọc dễ hiểu đến nội dung là những thông tin quan trọng nhất mà mọi khách hàng đề muốn tìm hiểu, rồi câu chốt khiến người đọc muốn mua sản phẩm của mình ngay... Tất cả những yếu tố trên chỉ cần hài hòa với nhau sẽ tạo nên kỹ năng viết bài cho công việc sale online.

Kỹ năng trả lời khách hàng khéo léo và thuyết phục

Dù sale online hay sale offline thì trong cuộc nói chuyện với khách hàng đều cần có sự khéo léo, hợp tình hợp lý trong mọi hoàn cảnh.

Một số lưu ý cho bạn trong khi sale online với khách hàng:

  • Chữ viết phải ghi đúng chính tả, hạn chế tối đa các kiểu chữ teencode, không đan xen các từ tiếng anh không cần thiết điều đó khiến khách hàng cực kỳ khó chịu nhất là các vị khách khó tính, họ sẽ đánh giá độ làm việc của shop có thực sự chuyên nghiệp.
  • Cách chào hỏi, khi khách hàng nhắn tin bạn nên chào hỏi thân thiện “Yame shop xin chào bạn”, kiểu chào như vậy sẽ giúp khách hàng của bạn nhớ tên của bạn thêm lần nữa, hoặc trả lời “Shop có thể giúp gì cho bạn”, nếu khách chào “Shopee”, “Alo shop” thì bạn cũng có thể đáp “alo, mình nghe” tạo cảm giác thoải mái cho cuộc trò chuyện, tư vấn.
  • Khi tư vấn bạn cứ tưởng tượng đó là bạn bè hay người thân của bạn, tin chắc cuộc trò chuyện sẽ rất vui vẻ và họ cũng sẽ cảm nhận được bạn rất nhiệt tình trong cuộc trò chuyện đó.
  • Để tạo mối quan hệ thân thiết, có sự qua lại về sau bạn nên tự gợi ý bằng cách “Sử dụng thử và cho mình biết cảm nhận nhé”, “Nhớ feedback cho shop nha”…
  • Nếu khách hàng gọi điện bạn nên trả lời đúng trọng tâm, không dài dòng, vì có khi khách hàng của bạn đang bận lòng về tiền điện thoại đấy, nếu cần tư vấn nhiều bạn nên chủ động gọi lại cho họ
  • Không quên một câu chúc cuối cuộc trò chuyện nhé, nó để lại ấn tượng rất tốt đấy.

4. Kỹ năng xử lý tình huống và khiếu nại của khách hàng

Những danh tiếng mà bạn đã xây dựng trong quá trình sale online có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu gặp phải những bình luận xấu hay những phản hồi tiêu cực.

Dù có vấn đề gì xảy ra thì nguyên tắc luôn đúng “Khách hàng là thượng đế”. Trong hoàn cảnh này, chưa biết phản hồi của khách hàng có đúng hay không nhưng chắc chắn bạn phải xin lỗi trước “xin lỗi vì sự cố để bạn cảm thấy phiền lòng”…, theo cuốn sách “Đắc nhân tâm” có nguyên tắc nói lời xin lỗi. Điều đó khiến khách hàng thấy họ được coi trọng và có tâm lý ở bậc cao hơn có thể rộng lượng bỏ qua chuyện nhỏ nhoi.

Tiếp đó hãy tìm hiểu lý do như thế nào, nếu do sản phẩm của bạn gặp trục trặc khi sale online, hãy nhận lỗi và làm dịu lòng khách hàng bằng cách tặng một gói ưu đãi về bảo hành, sửa chữa cho các lần sau.

Nếu lỗi phát sinh không do sản phẩm/ dịch vụ của bạn mà do khách hàng cố ý muốn gây khó dễ và muốn hạ thấp uy tín của bạn, thì bạn cần cứng rắn, đưa ra các bằng chứng, nếu cần thiết hãy chụp đoạn đối thoại để chứng minh mình không có lỗi cho fan của bạn biết. Điều này không những làm uy tín của bạn ngày càng được nâng cao mà còn là một bài học kinh nghiệm cho các sale online khác.

5. Kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ của Facebook và tận dụng sức mạnh internet

Khi sale online bạn không thể không sử dụng các công cụ hỗ trợ như chạy quảng cáo trên Facebook, tổ chức sự kiện giảm giá, trúng thưởng…

Việc tham gia các diễn đàn, blog nơi có nhiều vị khách hàng tiềm năng bàn luận về sản phẩm sẽ giúp bạn học hỏi ra được nhiều điều, bên cạnh việc có thể thể gia tăng đơn hàng một cách nhanh chóng đấy.

IV. Cơ hội và thách thức của nghề sale online

1. Khó khăn

  • Việc làm của các sale online ở Việt Nam ngày càng mở rộng nhưng kèm theo nó là sự cạnh tranh khốc liệt. Thời gian và công sức bạn phải bỏ vào ngày càng nhiều hơn.

  • Môi trường sale online không hề đơn giản: Khi đã xác định làm kinh doanh online bạn cần phải lường trước những vấn đề có thể phát sinh, nhất là khâu thanh toán- bước quan trọng cuối cùng. Đặc thù của kinh doanh online ở Việt Nam là thanh toán khi nhận hàng (COD), đồng nghĩa với việc luôn có bất ngờ phút 90 khi khách đổi ý.
  • Các đối thủ xứng tầm: Vì đây là hình thức kinh doanh ít vốn đầu tư, và dễ làm. Cái gì dễ thì cạnh tranh ngày càng nhiều từ số lượng cho tới chất lượng. Nếu bạn không có chiến thuật riêng, giải pháp riêng để thu hút và giữ chân khách hàng thì bạn sẽ không thể nào tạo được bước đột phá để duy trì khách hàng luôn đi về phía mình.
  • Để lấy được lòng tin của khách hàng rất khó nhưng không phải hoàn toàn không làm được. Vì khách hàng không thể trực tiếp nhìn thấy sản phẩm nên họ thường hay e ngại  nhiều  vấn đề về  giá cả và nhất là  chất lượng của sản phẩm có xứng đáng để bỏ ra số tiền đó không (hàng có lung linh như hình hay không). Và do là online, nên ai cũng có thể tuyên bố mình là tốt nhất, rẻ nhất… Nếu ai cũng tuyên bố mình là nhất thì cái nhất đó chắc chắn sẽ bị nghi ngờ. Một cách đơn giản,thật thà sẽ chiến thắng tất cả. Khách hàng đủ thông minh để biết bạn đang nói thật về điều đó hay không.
  • Những vấn đề về  trục trặc công nghệ, phần mềm, virus, hacker…là điều không thể tránh khỏi nếu bạn làm công việc sale online. Đòi hỏi chủ shop ngoài chuyên môn bán hàng cũng cần phải nâng cấp không ngừng công nghệ mới đi xa được. Suy cho cùng, cái cần câu bạn đang dùng để bán hàng online chính là công nghệ, công nghệ và công nghệ. Vậy nên mở rộng nó chính là mở rộng doanh thu cho bạn.

2. Cơ hội

  • Những cái không mà một người bán hàng online không cần tốn: thời gian, tiền bạc hay mặt bằng,  nhân công.
  • Vốn để bắt đầu xây dựng chỉ mất vài bữa ăn sáng của bạn mà thôi: Chỉ cần 1 trang web tốt, 1 tài khoản facebook…  là bạn đã có thể bắt tay vào công việc kiếm tiền nhờ vào bán hàng online. Nếu có nhiều nguồn vốn hơn bạn có thể đầu tư thêm cho mình 1 phần mềm bán hàng và 1 tài khoản thanh toán để có thể nhận thanh toán trực tuyến.
  • Sản phẩm có thể dễ dàng được phổ biến trên mạng xã hội facebook, zalo, blog… chính vì thế mà việc tiếp cận khách hàng cũng trở nên thuận lợi hơn.
  • Thời gian linh hoạt: Bạn không cần phải suốt ngày có mặt tại cửa hàng để túc trực khách hàng đến mua. Điều bạn cần là một chiếc Smartphone,  hay máy tính có kết nối mạng để thực hiện việc kinh doanh online của mình. Do đó, cửa hàng của bạn có thể mở cửa 24/24h và có thể làm bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào. Đây cũng là một lợi thế rất lớn khiến nhiều người đổ xô vào nhất là đối với giới trẻ hiện nay.
  • Khi bán hàng online thì sản phẩm của bạn sẽ rất phong phú, đa dạng do bạn không phải tốn chi phí mặt bằng, mua sản phẩm trưng bày mà có thể đăng hình trước, khi nào có giao dịch rồi mới mua của nhà cung cấp để bán cho khách. Chính vì thế khách hàng sẽ có nhiều sản phẩm để chọn lựa hơn.

3. Giải pháp

Một số giải pháp về kinh doanh online, bán hàng online, một số giải pháp về thương mại điện tử giúp kinh doanh online thuận tiện hơn. Bất kỳ thể loại nào kinh doanh truyền thống hay online thì công thức thành công xưa nay chỉ có 1: chiến lược đúng, công cụ đúng, đam mê và theo đuổi. Ngoài ra không có đường tắt nào cả.

  • Đầu tiên bạn cần 1 website để bán hàng online và sale online. Bạn có thể thông qua facebook trước trong thời gian đầu, tuy nhiên nếu bạn xác định đi lâu dài thì phải có website và mã nguồn bạn phải sở hữu: Đây là tài sản của bạn về lâu dài, thứ bạn có thể sở hữu. Facebook là một kênh tốt để quản bán nhưng không phải là 1 công cụ tốt cho việc định hình thương hiệu và thu thập dữ liệu cũng như khả năng mở rộng giải pháp theo ý thích. Nên xài WordPress vì đây là một giải pháp rất tốt, có rất rất nhiều công ty và tập đoàn lớn trên thế giới định hình ứng dụng Website của công ty dựa trên cái khung của WordPress. Một nền tảng mà thế giới tin dùng thì không thể sai, chỉ có ta chưa hiểu rõ về nó thôi.
  • Responsive design (loại thiết kế chạy được trên nhiều thiết bị): Ngày nay với điện thoại thông minh thường được ứng dụng rộng rãi. Chính vì thế 1 website bắt buộc phải tương thích với tất cả nền tảng di động. Điều này chỉ đơn giản là bắt buộc dù bạn muốn hay không.
  • SEO: Để được nhiều khách hàng biết đến thì trang web của bạn phải thân thiện với công cụ tìm kiếm. Do đó trang web của bạn phải đạt được chuẩn SEO, uy tín và chất lượng thì trang web của bạn mới có được sự ưu tiên trên google và sẽ lôi kéo được nhiều khách hàng biết tới hơn. Thế nào là chuẩn SEO thì khá dài dòng để giải thích. Một cách nôm na, code HTML của bài viết của bạn phải được thể hiện dưới một dạng chuẩn quốc tế để Google có thể hiểu và đọc được nội dung bên trong của Website bạn, từ đó mới có căn cứ đánh giá thứ hạng (điều này thì nền tảng WordPress làm rất tốt). Thứ 2 là nội dung website phải nhiều, tập trung vào thông điệp bạn muốn chuyển tải đến khách hàng. Nếu 2 điều trên lấy của bạn quá nhiều thời gian và bạn không có thời gian thì tiền và rất nhiều tiền có thể giải quyết vấn đề thông qua chạy quảng cáo Google.
  • Mạng xã hội: Mạng xã hội là một kênh thông tin giúp bán hàng kinh doanh tốt nhất mà chúng ta không thể bỏ qua. Một định hướng ngay từ đầu, Website là nơi chứa đựng thông tin, và mạng xã hội là kênh hữu hiệu để chuyển tải thông tin. Khi bạn có quá nhiều thông tin thì bạn không thể tìm kiếm hiệu quả trên facebook, cũng như chắt lọc các thông tin trong quá khứ để làm thống kê hiệu quả.
  • Các phần mềm hỗ trợ công việc sale online quản lý nội bộ, và quản lý bán hàng. Nếu có thể hãy thiết lập quy trình ngay từ đầu để quản lý tốt nhân viên, quản lý tốt công việc bán hàng, tăng năng suất và giảm tối đa thất thoát, tạo ra sự chuyên nghiệp cho công việc của mình.

V. Kết luận 

Trên đây là một số ít các thông tin mà bài viết tập hợp lại để bạn có thể hiểu rõ hơn về công việc Sale online, sự khác biệt giữa Sale online với Marketing online, cách tối đa hóa lợi nhuận cho công việc này cũng như các kỹ năng cần có của một Sale online, cơ hội và thách thức họ sẽ gặp phải. Để từ đó sẽ có những giải pháp cụ thể để áp dụng vào thực tế công việc sale online. Bạn có thể tìm thấy các công việc này tại http://nhanucvietnam.net hoặc http://timviec24.com.vn